Robot công nghiệp là gì?
Cánh tay robot là một trong những robot công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Được sử dụng để thay thế con người thực hiện các công việc lặp đi lặp lại có chu kì. Tất cả các thao tác được thực hiện với độ bền cao, tốc độ và độ chính xác cao và có thể lập trình thay đổi linh hoạt vị trí. Đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp sử dụng
Các loại cánh tay robot công nghiệp
1. Cánh tay robot loại đa dạng 6 trục
Các ứng dụng điển hình của robot bao gồm hàn, bốc dỡ, lắp ráp, sắp xếp hàng hóa,…
Đặc tính: Robot di chuyển 6 trục linh hoạt, thực hiện được hầu hết các chức năng trong công nghiệp, có tải trọng cao và tầm hoạt động rộng. Một cánh tay robot có 6 trục có thể chạm tới bất kỳ điểm nào trong khu vực của nó, với bất kỳ hướng nào. Điều này làm cho nó tối ưu cho nhiều nhiệm vụ, vì vậy có thể ứng dụng đa dạng các ngành nghề
2. Robot ứng dụng trong lĩnh vực mài, đánh bóng và hàn
Đặc tính: Đây là loại robot được thiết kế và lập trình để thực hiện các nhiệm vụ mài, đánh bóng và hàn trong quá trình sản xuất và chế tạo. Robot sử dụng 6 trục linh hoạt, tải trọng nhẹ hơn nhưng được lập trình chạy theo các profile mài, đánh bóng theo yêu cầu. Loại robot này sẽ giúp ích rất nhiều và đem lại hiệu quả vượt trội so với lao động thủ công thông thường
Robot hàn được ứng dụng rộng rãi ở lĩnh vực gia công, cơ khí, sản xuất ô tô,.. Mang lại tính ổn định và hiệu quả kinh tế rất cao
3. Robot Palletizing, loading và unloading
Đặc tính: Có phạm vi hoạt động và tải trọng cao, được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, bốc dỡ và sắp xếp lên pallet hoặc băng tải hàng hóa dạng bao hoặc thùng có khối lượng lớn. Năng suất và hiệu quả kinh tế tối ưu khi xử lý khối lượng công việc lớn và liên tục Đầu gắp được thiết kế và lắp đặt tùy theo tùy loại hàng hóa khác nhau. Phạm vi hoạt động có thể lên đến bán kính 2500mm và tải trọng 150kg
Các loại robot này đều nhằm mục đích tối ưu hóa các quá trình liên quan đến chuyển động hàng hóa, từ xếp chất lên pallet cho đến nạp và tháo hàng ra khỏi máy móc hoặc thiết bị sản xuất,… Giúp tăng năng suất, đảm bảo độ chính xác và an toàn trong quá trình làm việc trong môi trường công nghiệp.
4. SCARA Robot
Đặc tính: Một loại robot công nghiệp có cấu trúc cánh tay hai khớp. Nó được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ trong ngành sản xuất, lắp ráp và đóng gói. Scara robot có kích thước nhỏ gọn hơn thường có 4 trục được dùng trong các ứng dụng “pick and place” trong sản xuất linh kiện điện tử, dược phẩm, sắp xếp….
SCARA (Selective Compliance Assembly Robot Arm) có nghĩa là cách tay Robot lắp ráp tuân thủ có chọn lọc. Đây là định nghĩa về nó được đưa ra ngay từ đâu và ý nghĩa này vẫn dùng phổ biến nhất hiện nay.
Những giá trị to lớn Robot đem lại cho doanh nghiệp
1. Việc sử dụng robot công nghiệp tự động tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng môi trường lao động
Các vấn đề liên quan đến nhân công như tiền lương, chi phí tuyển dụng, đào tạo, các chi phí ràng buộc khác khi sử dụng lao động thực sự làm doanh nghiệp đau đầu về khoản chi phí phải chi ra.
Sử dụng Robot hoạt động sẽ có được độ chính xác cao và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người như mệt mỏi hoặc sai sót. Ngoài ra, sử dụng robot làm giảm thiểu các nguy cơ tai nạn lao động, giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ các quy tắc và các tiêu chuẩn về an toàn lao động
2. Robot công nghiệp đảm bảo tính đồng nhất và tăng chất lượng sản phẩm
Robot công nghiệp có thể sản xuất sản phẩm hàng loạt, có tính đồng nhất và chất lượng cao hơn. Do máy móc luôn hoạt động với tính chính xác cao, thực hiện công việc lặp đi lặp lại một cách hiệu quả và không cần nghỉ ngơi. Từ đó, chúng có khả năng cải thiện chất lượng sản phẩm và đảm bảo tính đồng nhất trong xuyên suốt quá trình sản xuất.

3. Sử dụng robot tự động hóa trong công nghiệp giúp tăng năng suất
Sử dụng robot tự động hóa trong công nghiệp sẽ giúp tăng năng suất một cách rất đáng kể so với sức người. Khả năng làm việc của robot là bền bỉ, có thể thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại một cách hiệu quả mà không cần nghỉ ngơi. Do đó, đây là giải pháp tối ưu để tăng sản lượng sản xuất cho các nhà máy, doanh nghiệp.
Chu trình sản xuất được lập trình tối ưu, hoạt động của robot diễn ra liên tục không gián đoạn. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành công nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp và yêu cầu làm việc liên tục
4. Tăng tính linh hoạt trong sản xuất
Dây chuyền sản xuất trong các ngành công nghiệp ứng dụng robot tự động hóa được lập trình thông qua các bộ điều khiển nên rất dễ dàng chuyển từ chế độ này sang chế độ khác. Giúp dễ dàng thay đổi quy trình, thay đổi chủng loại sản phẩm và tối ưu hóa các công đoạn hoạt động. Điều này mang lại sự linh hoạt cho quá trình sản xuất, cho phép doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với thay đổi trong nhu cầu thị trường và thiết lập sản xuất đa dạng.
5. Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm
Ứng dụng robot tự động trong sản xuất giúp giảm thiểu các sản phẩm lỗi, hỏng. Robot có thể được lập trình để sử dụng nguyên liệu một cách hiệu quả và tránh lãng phí. Ngoài ra, các công đoạn sản xuất luôn đảm bảo tính chính xác cao, chuẩn mực nên nguyên nhiên vật liệu bị hao phí, rơi vãi được giảm thiểu tối đa. Quy trình sản xuất với sự đồng nhất và hiệu suất cao sẽ giúp tăng sản lượng, giảm hao phí thì đương nhiên sẽ hạ giá thành sản phẩm
6. Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp
Robot được ứng dụng đồng nghĩa với việc tính toán tối ưu hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm không gian. Từ đó, giảm nhu cầu sử dụng đất, giảm chi phí đầu tư hạ tầng, nhà xưởng. Từ đó, giúp giảm nhu cầu sử dụng đất, giảm chi phí đầu tư hạ tầng và nhà xưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sử dụng robot tự động sẽ tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường. Việc tiết kiệm chi phí và tăng năng suất sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng hoặc đầu tư vào các dự án mới.
7. Nâng cao uy tín thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Sử dụng robot tự động hóa với những lợi ích như đã nêu trên, doanh nghiệp sẽ đảm bảo đáp ứng một cách chính xác tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu, sẽ giúp xây dựng sự tin tưởng từ phía khách hàng. Đồng thời, việc giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất sản xuất cũng đóng góp vào việc cải thiện danh tiếng, gia tăng sự tin cậy và sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thi trường